Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bình thường mỗi ngày có khoảng 900-1.000 trẻ nhưng sau hôm có thông tin cháu bé ở Hà Nội tử vong vì tay chân miệng thì đợt này số trẻ đến khám tăng đến hơn 1.500 trẻ.
Theo thông tin chính thức của Bộ y tế, trường hợp tử vong tại Hà Nội, là một cháu bé gái, 3 tuổi ở phường Ngọc Hà, quận Ba Đình nẹp nhựa facebook marketing online. Cháu bé đang đi học mẫu giáo. Khởi bệnh ngày 16/9 với triệu chứng mệt mỏi, nôn, sốt nên được đưa đến khám tại Bệnh viện Xanh Pôn và được chẩn đoán theo dõi sốt vi rút, cho điều trị ngoại trú. Ngày 17/9, trẻ không hết sốt, xuất hiện nốt ban đỏ dạng chấm ở bàn tay nên được gia đình đưa đến khám và nhập Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm kết quả dương tính với EV71. Đến 11h30 ngày 20/9, bệnh nhân tử vong với chẩn đoán bệnh tay chân miệng.
Trường mầm non nơi cháu bé 3 tuổi bị tử vong đã được kiểm tra kỹ để đảm bảo không để mầm bệnh có cơ hội phát tán.
Tiến sĩ Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bình thường mỗi ngày có khoảng 900-1.000 trẻ nhưng sau hôm có thông tin cháu bé ở Hà Nội tử vong vì tay chân miệng thì đợt này số trẻ đến khám tăng đến hơn 1.500 trẻ. Số trẻ bị bệnh tay chân miệng ở Hà Nội không tăng nhưng do cha mẹ lo lắng quá nên cứ đưa con đến khám cho chắc.
Diễn biến của bệnh tay chân miệng:
- Thời gian ủ bệnh: 3-5 ngày.
- Trong 1-2 ngày đầu của bệnh, trẻ có thể có các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Sau đó 3-10 ngày bắt đầu xuất hiện những triệu chứng điển hình của bệnh như: loét miệng, vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
Bên cạnh đó, còn xuất hiện các ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
- Trẻ có thể bị sốt nhẹ, nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều thì dễ có nguy cơ biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp, và biến chứng thường xuất hiện từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
Tiến sĩ Điển đưa ví dụ, có cháu bé ở tận Vĩnh Phúc, bị vài nốt muỗi đốt ở tay, không bị sốt hay có biểu hiện gì bất thường cũng lặn lội đưa lên khám.
Sốt vi rút thường xảy ra với trẻ ngoài 6 tháng, miễn dịch giảm. Khi sốt vi rút, trẻ sốt 38, 5 đến 39,5 độ. Trẻ sẽ sốt liên tục, dùng thuốc hạ sốt thì đỡ nhưng sau đó lại sốt lại, sốt kéo dài 24-48 giờ, thậm chí là 72 giờ. Bị sốt nhưng bệnh nhi vẫn tỉnh táo, chơi tốt, khám không thấy dấu hiệu nhiễm trùng ở họng, phổi, đường ruột. Tự hết trong 24-48 giờ, sau đó hết sốt thì có thể nổi ban, mỏng, rải rác hoặc cũng có thể mọc toàn thân. Một năm, trẻ có thể bị sốt vi rút từ 2 – 3 lần, thậm chí thậm chí 5-6 lần kèm theo viêm đường hô hấp trên, ho, sổ mũi.
Còn đối với bệnh tay chân miệng thì sốt cao liên tục, 39 - 40 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt, phát ban ngay từ khi sốt, ban xuất hiện ở lòng bàn tay, chân và khoang miệng. Ngoại trừ một số trường hợp có thể không điển hình vì thế nếu con sốt cao liên tục dù là sốt gì cũng nên đưa đi khám ngay.
Biến chứng ngay ngày đầu tiên hoặc thứ 2. Biểu hiện viêm não - dấu hiệu về tri giác, nôn thốc nôn tháo, viêm cơ tim, mệt xỉu, dù người đang sốt, nhưng sờ chân tay lại thấy lạnh, nhịp tim nhanh. Bác sĩ sẽ chẩn đoán “độ” của trẻ để có biện pháp điều trị thích hợp.
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, từ đầu năm đến nay, trong hơn 100 mẫu dương tính với chủng virus EV thì có 17 mẫu dương tính với EV71, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện không ghi nhận các ổ dịch lớn tại cộng đồng, trường học, nhà trẻ.
Một số bệnh khác để phân biệt với tay chân miệng:
- Các bệnh có biểu hiện loét miệng: Viêm loét miệng (áp-tơ): Vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát.
- Các bệnh có phát ban da:
+ Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.
+ Dị ứng: hồng ban đa dạng, không có phỏng nước. - Viêm da mủ: Đỏ, đau, có mủ.
+ Thuỷ đậu: Phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.
+ Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm.
+ Sốt xuất huyết Dengue: Chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.
- Bệnh Viêm não-màng não:
+ Viêm màng não do vi khuẩn.
+ Viêm não-màng não do vi rút khác phần mềm kế toán.
mai phương
Theo Bưu Điện Việt Nam